Thông tin chung về học phần

Tên học phần: Điều dưỡng hồi tỉnh sau phẫu thuật/ Recovery nursing

Mã học phần: NUR- 7.2

Số tín chỉ: 1/0/2/0 (LT: 01, TH: 0, Lâm sàng: 02, TT cộng đồng:0)

Số tiết: :15/0/90/0(LT: 15, TH: 0, Lâm sàng: 90, TT cộng đồng: 0)

Thời điểm giảng dạy trong tiến trình: Học kì 7 (HK I năm thứ 4)

Điều kiện tiên quyết: Điều dưỡng cơ sở 1 và 2, Sinh lý bệnh miễn dịch, Kiểm soát nhiễm khuẩn trong thực hành điều dưỡng

Loại học phần (bắt buộc/tự chọn): Tự chọn.

Đơn vị tham gia giảng dạy: Khoa Điều dưỡng-Hộ sinh, BM Gây mê hồi sức.

Mô tả tóm tắt học phần (đặc điểm chuyên môn)

Hàng năm trên thế giới có khoảng 330 triệu ca phẫu thuật, tỷ lệ tai biến liên quan đến gây mê hồi sức ở các nước phát triển là 0,5%. Một cuộc gây mê diễn ra qua 4 giai đoạn: tiền mê, khởi mê, duy trì mê và thoát mê. Giai đoạn thoát mê còn gọi là giai đoạn hồi tỉnh là thời điểm rất đặc biệt và thường xuất hiện nhiều tai biến nhất. Giai đoạn này vai trò của người điều dưỡng hồi tỉnh là cực kỳ quan trọng, bởi họ là người bên cạnh bệnh nhân, theo dõi sát nhất, giúp người bệnh hồi tỉnh an toàn và họ cũng là người đầu tiên phát hiện và xử lý biến chứng nếu xẩy ra. Module Điều dưỡng hồi tỉnh sau phẫu thuật được thiết kế dựa trên nền tảng kiến thức các môn đã học để phát triển thái độ, kỹ năng về điều dưỡng người bệnh có can thiệp ngoại khoa. Dựa trên đặc điểm của người bệnh trong giai đoạn hồi tỉnh cộng với y học bằng chứng đòi hỏi người điều dưỡng phải có kiến thức đầy đủ, có kỹ năng ra quyết định, có kỹ năng thực hành lâm sàng tốt để kiểm soát các tai biến, lập được kế hoạch chăm sóc phù hợp nhằm thúc đẩy nhanh và an toàn quá trình bình phục của bệnh nhân.


Chuẩn đầu ra của học phần (yêu cầu đầu ra)

CL01: Sử dụng kiến thức y học cơ sở để nhận biết các vấn đề sức khỏe thường gặp sau phẫu thuật để đưa ra các kế hoạch chăm sóc điều dưỡng phù hợp

CL02: Giao tiếp và giáo dục sức khỏe hiệu quả với người bệnh, gia đình để đưa ra chăm sóc phù hợp

CL03: Hợp tác với đồng nghiệp để nâng cao hiệu quả chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật